Bài viết về: Cài đặt
Bài viết này cũng có sẵn trong:

Gợi ý cách thiết lập tài khoản PayPal để tăng độ tin cậy

Tài khoản PayPal bị giới hạn là một trong những vấn đề thường gặp đối với người kinh doanh trực tuyến sử dụng cổng thanh toán này do đã vô tình vi phạm những quy định của PayPal. Khi tài khoản PayPal bị khóa hoặc bị giữ tiền, hoạt động kinh doanh của cửa hàng gần như bị đóng băng bởi gặp khó khăn trong việc nhận tiền từ khách hàng và sử dụng tiền để xoay vòng vốn.

Trong bài viết này, ShopBase sẽ đưa ra một số gợi ý hướng dẫn các cách thiết lập tài khoản PayPal để hạn chế gặp những vấn đề đáng tiếc kể trên.

Nội dung bài viết



A. Xác minh tài khoản PayPal đầy đủ, sử dụng đúng thông tin chính chủ, không mua và sử dụng các thông tin cá nhân của người khác
B. Xác thực tài khoản PayPal đầy đủ trước khi sử dụng chế độ xoay vòng cổng thanh toán, đồng thời sử dụng cẩn thận để tránh tạo thêm dấu hiệu rủi ro
C. Bật chế độ đồng bộ mã vận đơn (tracking) của đơn hàng tự động từ ShopBase lên PayPal
D. Gửi đầy đủ và rõ ràng thông tin đơn hàng (tên, loại sản phẩm) từ ShopBase lên PayPal để xét duyệt sản phẩm
E. Xử lý các khiếu nại trên PayPal nhanh chóng, kịp thời
F. Không kinh doanh các sản phẩm vi phạm chính sách của PayPal
G. Sử dụng địa chỉ IP của proxy, vps, server để truy cập vào tài khoản có khả năng trở thành dấu hiệu lừa đảo với PayPal
H. Chủ động xử lý các vấn đề của tài khoản hiện tại thay vì tạo nhiều khoản khác nhau để dùng như phương án dự phòng

A. Xác minh tài khoản PayPal đầy đủ, sử dụng đúng thông tin chính chủ, không mua và sử dụng các thông tin cá nhân của người khác



PayPal có hệ thống kiểm tra và chống rủi ro rất chặt chẽ vì vậy nếu bạn cố tình sử dụng thông tin của người khác để đăng ký tài khoản PayPal số lượng lớn, khả năng PayPal phát hiện và khóa tài khoản hàng loạt là có xảy ra. Tuy nhiên trong trường hợp thông tin đã xác minh, vẫn có thể bị PayPal kiểm tra và giới hạn vì PayPal có thể đã phát hiện rủi ro ở tài khoản.

Việc xác minh tài khoản PayPal có nghĩa là bạn đã cung cấp thêm thông tin về bản thân cũng như doanh nghiệp của mình để giúp xác nhận danh tính người/doanh nghiệp sử dụng tài khoản với PayPal từ đó tăng độ tin cậy cho tài khoản. Sau khi xác minh tài khoản, PayPal cũng sẽ nâng giới hạn để chủ tài khoản có thể rút nhiều tiền hơn.

Để xác minh tài khoản PayPal, vui lòng thêm và xác nhận tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ của bạn theo hướng dẫn như trong ảnh phía dưới.

Nhấn vào biểu tượng bánh xe bên góc phải và nhấn vào "Account Settings"
Nhấn "Money, banks and cards"
Nhấn vào "Link a new bank" để thêm tài khoản ngân hàng và "Link a new card" để thêm thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng

Ngoài ra, sau khi doanh thu của tài khoản PayPal tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, có khả năng PayPal sẽ coi đây là dấu hiệu rủi ro và yêu cầu xét duyệt tài khoản chặt chẽ hơn. Vì vậy, chủ tài khoản PayPal (người bán hàng) cần kiểm soát và điều chỉnh dòng tiền vào tài khoản hợp lý và ổn định.

B. Xác thực tài khoản PayPal đầy đủ trước khi sử dụng chế độ xoay vòng cổng thanh toán, đồng thời sử dụng cẩn thận để tránh tạo thêm dấu hiệu rủi ro



Tính năng xoay vòng cổng thanh toán (payment rotation) này hữu ích khi bạn có nhiều cổng thanh toán ví dụ như PayPal, Stripe, Checkout.com,... hoặc thậm chí chỉ có một cổng thanh toán nhưng nhiều tài khoản nhận thanh toán, khi đó ShopBase sẽ giúp bạn phân bổ số tiền nhận được từ khách hàng cho nhiều tài khoản khác nhau.

Tuy nhiên, việc áp dụng tính năng xoay vòng cổng thanh toán đối với nhiều tài khoản PayPal mới, chưa được PayPal xác thực sẽ có khả năng PayPal đánh giá tài khoản của bạn có dấu hiệu bất thường hoặc lừa đảo, dẫn tới tài khoản bị giới hạn hoặc thậm chí là giữ tiền. Vì vậy, chủ tài khoản PayPal (người bán hàng) nên nghiên cứu sử dụng tính năng này một cách hợp lý và áp dụng với những tài khoản PayPal đã được xác thực đầy đủ.

Bật chế độ sử dụng xoay vòng cổng thanh toán theo hướng dẫn của bài viết này.

C. Bật chế độ đồng bộ mã vận đơn (tracking) của đơn hàng tự động từ ShopBase lên PayPal



Thao tác này để nhằm hạn chế tối đa việc người mua hàng kiện lên cổng thanh toán PayPal khi họ chưa nhận được hàng. Khi bạn thêm mã vận đơn vào PayPal, bạn đã thông báo cho PayPal và khách hàng biết rằng đơn hàng đã hoặc đang được vận chuyển đến tay khách hàng (chứ không phải đơn hàng đã được thanh toán nhưng không gửi cho khách hàng).

Bật chế độ nhập mã vận đơn (tracking) của đơn hàng tự động từ ShopBase lên PayPal theo hướng dẫn của bài viết này.

D. Gửi đầy đủ và rõ ràng thông tin đơn hàng (tên, loại sản phẩm) từ ShopBase lên PayPal để xét duyệt sản phẩm



Đồng bộ hóa thông tin về sản phẩmđơn hàng từ ShopBase lên PayPal theo hướng dẫn của ShopBase. Việc này giúp tăng độ tin cậy cho cửa hàng của bạn với PayPal, vì trong quá trình xét duyệt nếu không thấy rõ tên, loại sản phẩm, thông tin đơn hàng thì khả năng PayPal sẽ yêu cầu xét duyệt lại tài khoản của bạn.

E. Xử lý các khiếu nại trên PayPal nhanh chóng, kịp thời



Khách hàng có thể khiếu nại lên cổng thanh toán vì bất cứ lý do gì, nếu bạn không xử lý nó kịp thời, PayPal có thể khóa tài khoản để yêu cầu bạn phải giải quyết xong các vấn đề này cho khách hàng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi các đơn hàng và nhanh chóng liên hệ với khách hàng để xử lý khi phát sinh khiếu nại. Đồng thời, bạn cần cải thiện chất lượng dịch vụ để hạn chế tối đa việc khách hàng khiếu nại lên cổng PayPal.

Xử lý các khiếu nại nhanh chóng, kịp thời theo một số gợi ý của chúng tôi trong bài viết này hoặc theo một số hướng dẫn từ PayPal.

F. Không kinh doanh các sản phẩm vi phạm chính sách của PayPal



Không kinh doanh các sản phẩm vi phạm bản quyền bởi vì điều này vi phạm quy định của PayPal về việc cấm bán sản phẩm có thương hiệu của bên thứ ba khi chưa được cấp phép.

G. Sử dụng địa chỉ IP của Proxy, VPS, server để truy cập vào tài khoản có khả năng trở thành dấu hiệu lừa đảo với PayPal



Việc sử dụng VPS mua từ các dịch vụ server cloud như Digital Ocean, Amazon hay các dịch vụ cung cấp VPS ở Việt Nam để truy cập vào tài khoản cổng thanh toán là rất phổ biến. Các cổng thanh toán như PayPal có chế độ kiểm tra bảo mật rất kĩ càng, có thể dễ dàng phát hiện thiết bị bạn truy cập vào Paypal là tới từ máy tính cá nhân qua đường mạng internet dân dụng hay qua các mạng của nhà cung cấp dịch vụ server, máy ảo.

Paypal có thể sẽ sử dụng thông tin IP này để đánh giá tỉ lệ rủi ro tài khoản Paypal của bạn, vì vậy ShopBase khuyến khích sử dụng các IP tới từ nhà cung cấp mạng bình thường như FPT, Viettel, VNPT ở Việt Nam hoặc các nhà cung cấp dịch vụ mạng tương tự ở nước ngoài thay vì sử dụng các VPS, Proxy đặt tại các nhà cung cấp dịch vụ máy ảo để tránh tài khoản bị cho vào danh sách nghi ngờ.

H. Chủ động xử lý các vấn đề của tài khoản hiện tại thay vì tạo nhiều khoản khác nhau để dùng như phương án dự phòng



Khi quyết định tạm khóa hoặc giới hạn một tài khoản, PayPal sẽ không chỉ dựa vào những thông tin đơn lẻ, mà PayPal còn sử dụng một hệ thống hiện đại và phức tạp từ việc phân tích rất nhiều giao dịch, thông tin và tham chiếu đến cơ sở dữ liệu rộng lớn để phát hiện gian lận, phòng chống rủi ro. Nên việc tạo nhiều tài khoản như một phương án dự phòng, thì khả năng cao PayPal vẫn phân tích, phát hiện được và ngăn chặn rủi ro ở các tài khoản có dấu hiệu vi phạm.

Vì vậy, bạn nên chủ động xử lý các vấn đề của tài khoản hiện tại như xác nhận tài khoản với PayPal để sử dụng dài hạn, hoặc liên hệ với đội hỗ trợ khách hàng của PayPal để được hỗ trợ hướng dẫn xử lý, thay vì tạo nhiều tài khoản làm phương án dự phòng.

Lưu ý: Khi bạn nhận một email thông báo rằng tài khoản bị giới hạn nhưng không thấy thông tin gì trên Resolution Center, đây có thể là email lừa đảo. Trong trường hợp này vui lòng không nhấp vào bất kỳ phần nào trong nội dung email, chuyển email này đến spoof@paypal.com để PayPal điều tra và xử lý, sau đó xóa email bạn nhận được để máy tính của bạn được an toàn.
Trong trường hợp bạn cần được xem xét về các khoản bị khóa hoặc bị giữ tiền, vui lòng liên hệ với PayPal Account Manager/PayPal Customer Success Manager để được hỗ trợ thêm.

Bài viết liên quan



Kết nối PayPal làm cổng thanh toán
Xoay vòng kết nối nhiều cổng thanh toán
Nhập mã tracking tự động vào PayPal
Giải thích các phản hồi về bồi hoàn

Cập nhật vào: 31/08/2022

Bài viết có hữu ích không?

Chia sẻ phản hồi của bạn

Hủy bỏ

Cảm ơn!